Diện tích và kích thước nhà vệ sinh chuẩn

Nếu bạn đang có ý định xây nhà vệ sinh thì đừng bỏ qua những nội dung trong bài viết dưới đây của chúng tôi. Những thông số về diện tích và kích thước quan trọng này sẽ giúp bạn có được một công trình có đầy đủ công năng cũng như đảm bảo tính thẩm mĩ. Cùng hút bể phốt Việt Linh tham khảo nhé!

I. Lý do nên xây dựng nhà vệ sinh chuẩn diện tích và kích thước?

Trước khi bắt tay vào xây dựng, kích thước và diện tích là 2 yếu tố kích thước và diện tích. Nhưng chắc ít ai biết lý do tại sao nên xây dựng nhà vệ sinh chuẩn diện tích và kích thước, câu trả lời vì điều này liên quan mật thiết đến rất nhiều vấn đề quan trọng, điển hình như: 

1. Mang lại thẩm mỹ cho cả căn nhà

Mặc dù nhà vệ sinh thuộc công trình phụ, nhưng đây lại là một phần không thể thiếu trong mỗi căn nhà. Vì vậy việc thiết kế nhà vệ sinh phải có diện tích, kích thước phù hợp với thiết kế tổng thể ngôi nhà. Giúp tổ ấm của bạn sẽ có sự liên kết chặt chẽ với nhau, mang lại vẻ đẹp cho cả không gian sống.

2. Đáp ứng nhu cầu, mang đến sự tiện nghi khi sử dụng

Ngoài công năng thông thường như giải quyết nhu cầu về sinh lý, thì nhà vệ sinh còn là nơi xả bỏ những căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày làm việc. Một nhà vệ sinh chuẩn diện tích và kích thước 

3. Ý nghĩa về phong thủy

Chọn được kích thước và diện tích nhà vệ sinh phù hợp sẽ giúp loại bỏ những âm khí lan tỏa, tạo sự thông thoáng trong không gian sống nhà  bạn.

II. Một số kích thước nhà vệ sinh thông dụng

Hiện nay, do nhu cầu sử dụng của con người mà nhà vệ sinh được chia làm 3 kích thước đó là: kích thước tối thiểu, kích thước vừa và kích thước lớn. Dưới đây là những phân tích cụ thể cho từng loại kích thước, mời các bạn tham khảo nhé!

1. Kích thước tối thiểu nhà vệ sinh

Một nhà vệ sinh có kích thước tối thiểu cần đạt là khoảng từ 2,5 – 3m2. Diện tích này đủ để lắp đặt các thiết bị cần thiết cho một nhà vệ sinh như: bồn cầu, chậu rửa, vòi tắm,… Thông thường người ta thường thiết kế nhà vệ sinh với kích thước tối thiểu ở phía cuối nhà hoặc ngay ở gầm cầu thang.

2. Kích thước nhà vệ sinh vừa 

Đây là kích thước chuẩn nhất cho một nhà vệ sinh tiêu chuẩn. Thông số cho kiểu nhà vệ sinh này là từ 4 – 6m2. 

Ngoài những thiết bị cơ bản mà một nhà vệ sinh cần có, với diện tích này bạn có thể lắp thêm các thiết bị như: bồn tiểu cho nam, đặt cây cảnh nhỏ trong nhà vệ sinh, hoặc một chiếc kệ để những đồ đạc cần thiết trong nhà vệ sinh. 

Ngoài ra với kiểu diện tích này, bạn có thể phân chia khu vực tắm rửa và WC riêng để tiện trong quá trình sử dụng nhé.

3. Kích thước nhà vệ sinh lớn

Nhà vệ sinh lớn thường có kích thước từ 10 – 11m2. Với kích thước này chúng ta có thể thoải mái bố trí đồ nội thất trong phòng mà không phải lo lắng đến việc nên đặt chúng ở đâu? Đem đến công năng hoàn hảo, tạo nên những trải nghiệm thú vị cho chính bạn và những thành viên trong gia đình của mình.

Với không gian này, bạn có thể thoải mái sáng tạo thiết kế nhà vệ sinh như mong muốn. Có thể là trang trí tranh ảnh, đèn chùm, bồn tắm hiện đại,…

III. Một số lưu ý khi lựa chọn kích thước nhà vệ sinh

Ngoài các thông tin chi tiết về kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn nêu trên, bạn nên quan tâm đến một số vấn đề khi thiết kế thi công nhà vệ sinh như sau:

1. Cần lựa chọn vị trí phù hợp dành cho việc xây nhà vệ sinh

Thông thường thì các vị trí hay được lựa chọn như: khu góc nhọn của khu đất hình tam giác, dưới gầm cầu thang, hay phần cuối của căn nhà tính từ cửa chính đi vào… để tiến hành xây dựng nhà vệ sinh. Nếu muốn nhà vệ sinh khép kín, tích hợp trong phòng ngủ thì gia chủ nên lựa chọn một vị trí phù hợp của ngôi nhà để thiết kế nhà vệ sinh bên trong.

2. Xác định rõ mục đích trước khi xây nhà vệ sinh

Trước khi xây nhà vệ sinh bạn nên cân nhắc kích thước để nhà vệ sinh được phù hợp và có liên hệ chặt chẽ với những bộ phận khác của ngôi nhà. Tuy nhiên, cho dù diện tích nhà vệ sinh là to hay nhỏ thì bạn vẫn cần thiết kế sao cho đáp ứng được 2 chức năng sử dụng chính đó là đi vệ sinh và việc tắm giặt.

3. Lựa chọn vị trí lắp cửa cho nhà vệ sinh

Theo phong thủy, cửa nhà vệ sinh không nên đặt đối diện với cửa phòng ngủ hoặc phòng bếp cũng như bất cứ phòng chức năng nào trong nhà. Vì việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến tài vận và sức khỏe của mọi người trong gia đình.

4. Nhà vệ sinh phải đảm bảo luôn thông thoáng

Không gian ẩm ướt chính là môi trường tốt để cho các loại vi khuẩn gây hại, sinh sôi phát triển. Vị trí thông thoáng sẽ khiến những vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi nảy nở, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Những căn phòng vệ sinh nằm trong một khu nhà nên cùng nằm trên một trục thẳng đứng để thuận lợi hơn cho việc lắp ráp đường ống thoát nước. Sau những chia sẻ diện tích và kích thước nhà vệ sinh chuẩn ở trên. Cùng những lưu ý khi lựa chọn kích thước thiết kế nhà vệ sinh, hy vọng bạn sẽ có những kiến thức cơ bản để có thể áp dụng cho việc lên ý tưởng thi công nhà vệ sinh cho “tổ ấm” của gia đình mình.

Chúc các bạn thành công!

Nguyễn Trang Linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *