Tại các hộ gia đình, khu chung cư, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, những phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả luôn được quan tâm chú trọng.
Để hiểu hơn về những giải pháp an toàn, hiệu quả, được áp dụng rộng rãi trong việc xử lý nước thải sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường nước, hãy cùng hút bể phốt Hà Nội – Việt Linh đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây của chúng tôi nhé!
I. Nước thải sinh hoạt là gì?
Nước thải sinh hoạt là loại nước được thải ra từ khu vệ sinh, tắm giặt, nhà bếp thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người.
Trong nước thải sinh hoạt chứa một số thành phần ô nhiễm nồng độ cao như BOD5, COD, Nito, Photpho, các loại virus, vi khuẩn, giun sán, các hợp chất hữu cơ, vô cơ gây bệnh… Vì vậy, cần xử lý nước thải sinh hoạt đúng cách, ngăn chặn mầm bệnh hiểm nguy, tránh ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người, chất lượng môi trường nước.
II. Những phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả
#1. Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt cơ học
Đây là phương pháp có tác dụng tách bỏ các chất rắn có kích thước khác nhau, tỷ trọng lớn đang tồn tại trong nước thải.
- Song chắn rác hoặc màn lưới lọc: Giữ lại các tạp chất trôi lơ lửng, không hoà tan, các loại rác lớn như đồ chơi trẻ em, túi nilon, giẻ lau, vỏ gói dầu gội đầu… ở song chắn rác, màn lưới lọc để không cuốn trôi theo dòng nước, tránh tắc đường ống nước thải, hệ thống xử lý nước thải hoạt động hiệu quả hơn.
- Bể lắng: Tách các tạp chất vô cơ không tân, các chất lơ lửng có tỷ trong lớn hơn hoặc bé hơn nước để tránh ảnh hưởng tới các bước xử lý nước thải sau.
- Bể tách dầu: Loại bỏ các chất nhẹ hơn nước như dầu mỡ, chất rắn trong nước thải trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung.
#2. Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hoá học
Phương pháp xử lý hoá học thường dùng bao gồm: trung hoà, oxy hoá và khử.
- Phương pháp trung hoà: Sử dụng một loại hoá chất nào đó để hoá chất đó tác dụng với các chất ô nhiễm trong nước thải tạo thành cặn lắng, chất hoà tan, thân thiện với môi trường thông qua việc trộn lẫn nước thải với axit hoặc kiềm; bổ sung vào nước thải các tác nhân hóa học; lọc nước thải chứa axit qua dụng cụ lọc có tác dụng trung hoà; hấp thụ khí axit bằng nước kiềm hoặc hấp thụ khí amoniac bằng nước axit.
- Phương pháp oxy hoá và khử: Để làm sạch nước thải, sử dụng các chất oxy hoá và hợp chất như Clo ở dạng khí và hoá lỏng, clorat canxi, oxy không khí, ozon, dioxit clo, pemanganat…Quá trình oxy hoá giúp tách các chất ô nhiễm độc hại trong nước thải thành các chất ít độc và tách biệt chúng khỏi nguồn nước thải.
#3. Phương pháp xử lý nước thải sinh học
Phương pháp xử lý sinh học là phương pháp sử dụng vi sinh vật để phân huỷ các chất hữu cơ, vô cơ trong nước thải như H2S, Sunfit, Ammonia, Nito…Phương pháp xử lý sinh học gồm 2 loại chính:
- Phương pháp kỵ khí: Sử dụng các vi sinh vật kỵ khí dạng lơ lửng như quá trình tiếp xúc kỵ khí, quá trình xử lý lớp bùn kỵ khí với dòng nước từ dưới đi lên( USAB) và sử dụng các vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như trong quá trình lọc kỵ khí để phân huỷ các chất hữu cơ, vô cơ trong nước thải với điều kiện hoạt động là không có oxy.
- Phương pháp hiếu khí: Các vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng giúp khử các chất hữu cơ chứa cacbon như quá trình bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, bể phản ứng hoạt động gián đoạn, quá trình lên men phân huỷ hiếu khí. Còn các vi sinh vật tồn tại dưới dạng dính bám, xử lý sinh học hiếu khí bằng quá trình bùn hoạt tính dính bám, bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể phản ứng nitrat và màng cố định. Các vi sinh vật hiếu khí xử lý nước thải sinh hoạt trong điều kiện có oxy, đều có thể thực hiện quá trình xử lý ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo.
#4. Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt bằng thực vật thuỷ sinh
Trồng các loài thực vật thuỷ sinh như tảo biển, hoa lục bình, rau muống nước, hoa súng, cây bèo cái, cây cỏ nến, cây bấc, cây hương hồ, cây bồn cồn… giúp hấp thụ các nguồn muối vô cơ dư thừa, các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng dư thừa trong nước, góp phần xử lý nước thải.
Các loại thực vật thuỷ sinh sử dụng các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ, chất độc hại ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt nhằm sinh ra sinh khối phát triển. Với bộ rễ dày, mật độ cao, là vật bám dính của các vi sinh vật phát triển dưới nước, giúp tăng mật độ tiếp xúc của vi sinh vật với nước thải, có thể di chuyển cùng với cây thực vật thuỷ sinh, xử lý nước thải trên phạm vi rộng hơn.
Lời kết:
Trên đây là những phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến hiện nay. Chúc bạn lựa chọn và áp dụng hiệu quả các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt, phù hợp với công trình xử lý nước thải của gia đình nhà bạn hay các khu công nghiệp, trung tâm thương mại, nơi bạn sinh sống và làm việc, đồng thời cũng góp phần bảo vệ môi trường.
- Thông Cống Nghẹt Đà Lạt giá rẻ - 09/04/2022
- Hút Hầm Cầu Tại Đà Lạt Giá Rẻ - 09/04/2022
- Những phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả - 28/03/2022
Bài viết liên quan: